Ngày nay, việc kết hợp các yếu tố trong âm nhạc dân tộc cổ truyền cùng với các yếu tố âm nhạc hiện đại đang là xu hướng được nhiều nghệ sĩ lựa chọn để cho ra đời những sản phẩm âm nhạc độc đáo. Điều này cũng thúc đẩy việc xóa mờ ranh giới giữa các nền âm nhạc trên khắp thế giới. Không chỉ dừng lại ở việc kết hợp các ca khúc với nhau, mà ngày nay các ngôn ngữ, nhạc cụ cũng được đan xen với nhau trong cùng một ca khúc. Và một trong những nhạc cụ cổ truyền dễ mang lại sự ấn tượng sâu sắc cho người nghe khi được kết hợp cùng âm nhạc hiện đại là đàn Tranh, hay còn gọi với cái tên đàn Thập Lục.
Đàn Tranh thuộc họ dây, chi gảy có xuất xứ từ cây đàn Sắt của người Trung Hoa. Có thể đàn Tranh được du nhập sang đất Việt từ thời nhà Trần. Qua gần 80 thập kỷ, người Việt Nam đã Việt hóa để cây đàn mang nhiều điểm nhấn phù hợp với văn hóa âm nhạc dân tộc mình.
Nói qua một chút về đàn Sắt (tiền thân đàn Tranh). Đàn Sắt là một loại đàn cổ của người Trung Hoa. Đầu tiên đàn Sắt có 50 dây, sau được làm gọn lại còn 25 dây. Đàn Sắt thường được tấu chung với đàn Cầm (7 dây), một trong những loại nhạc cụ họ dây cổ xưa nhất Trung Hoa. Bạn nghe tên 2 loại đàn này có thấy quen thuộc không nào. Hai chữ Sắt Cầm chính là nằm trong câu hát của bài cổ nhạc Dạ Cổ Hoài Lang. Duyên Sắt Cầm ý chỉ sự gắn bó son sắt của vợ chồng.
“Bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắt cầm đừng lạt phai í a”
Thời gian đầu học đàn tranh, kỹ thuật cơ bản vô cùng quan trọng, nó quyết định là sau này mình có chơi khá được hay không. Hơn nữa, đàn tranh đặc biệt ở các note rung, nhấn, vuốt....
Vẫn là kỹ thuật ngón quan trọng. Khi mới tập, nên cố gắng lỏng tay tới mức tối đa, thậm chí tiếng đàn kêu nhỏ xíu cũng được, tới khi tay mềm quen rồi, thì tiếng đàn tự khắc lớn (NHẤT THIÊT KHÔNG NÓNG VỘI đó là vì sao nữ học nhiều hơn, và cũng chơi khá hơn nam).
Khi không tập đàn, bất cứ lúc nào, ở đâu, mình có thể tự tập các ngón tay, tập chuyển động như đang gảy đàn. Tới lúc nào mà các ngón tay chuyển động một cách vô thức được, tức là tay trái làm việc khác, hoặc đầu nghĩ tới việc khác là lúc đó bạn có thể ... vê rất tốt :)
Không nên nóng vội tập các kĩ thuật khó,ban đầu tập cho tiếng đàn mềm, mượt, không gắt hay cụt âm. và đặc biệt chú ý tới chân đập nhịp, để gảy các note đúng trường độ.
Kỹ Thuật Á trong đàn tranh:
Ngón rung (rung hay) có lẽ là khó nhất trong kỹ thuật đàn tranh. Có thể tập sau khi các ngón 1,2,3 đã nhuần nhuyễn. Liên tưởng tới đồ thị hình sin trong toán học, tay trái phải rung (nhún nhẹ) đều đặn như thế, có người có thể rung 8 nhịp (nhún xuống nhún lên) trong một giây, nhưng mới tập thì 2, 3,4 gì cũng được. Ngoài rung đều (các chu kì trong đồ thị hình sin phải bằng nhau) thì cường độ rung (nhún tay xuống) cũng phải bằng nhau (biên độ của đồ thị sin).
Kỹ thuật khó nhất và cũng cần luyện tập lâu nhất để có thể chơi đàn tranh hiệu quả là kỹ thuật vê.
Cảm âm của bài đoản xuân ca:
Nghe xuân sang thấy trong lòng mình chứa chan
sol sol sol, la sol mi, sol la do2 sol
tiếng pháo vui vang đó đây ôi rộn ràng
sol mi2 mi2 re2, re2 mi2 re2 do2 la do2 sol
kìa mùa xuân đang đến trước thềm
do, re mi, sol la do2 do
gần xa nhịp nhàng xuân đến, nghe bước chân tô đẹp thêm
re mi sol la do2 re2, re2 mi2 re2, do2 la do2 re2
Xuân ơi xuân vẫn muôn đời yêu mến xuân
sol sol sol, la sol mi, sol la do2 sol
nhấp chén vui ta chúc nhau ly rượu mừng
sol mi2 mi2 re2, re2 mi2 re2, do2 la do2 sol
ngày đầu năm hạnh phúc phát tài
do, re mi, sol la do2 do
người người gặp nhiều duyên may xuân thắm tươi xuân nồng say
re mi sol la do2 re2, re2 mi2 re2, do2 la sol do2
ĐK
Ai xuôi ngược trên khắp nẻo đường quê hương
la sol fa, sol la do2 re fa sol
nhớ quay về vui đón mùa xuân yêu thương
mi re do, mi sol, do re re re
lòng dạt dào hồn xuân nao nao
re do re mi, sol sol sol
thật tuyệt vời mùa xuân thanh cao
la sol la do2, re2 re2 re2
ta chúc nhau những gì đẹp nhất lòng nhau.
si re2 si la sol, la re2 la do2
Nghe xuân sang thấy trong lòng mình chứa chan
do2 do2 do2 re2 do2 la do2 re2 fa2 do2
tiếng pháo vui vang đó đây ôi rộn ràng
la2 la2 sol2 sol2 la2 sol2 fa2 re2 fa2 do2
kìa mùa xuân đang đến trước thềm
fa sol la do2 re2 fa2 fa
gần xa nhịp nhàng xuân đến, nghe bước chân tô đẹp thêm
sol la do2 re2 fa2 sol2 sol2 la2 sol2 fa2 re2 fa2 sol2
Xuân ơi xuân vẫn muôn đời yêu mến xuân
do2 do2 do2 re2 do2 la do2 re2 fa2 do2
nhấp chén vui ta chúc nhau ly rượu mừng
la2 la2 sol2 sol2 la2 sol2 fa2 re2 fa2 do2
ngày đầu năm hạnh phúc phát tài
fa sol la do2 re2 fa2 fa
người người gặp nhiều duyên may xuân thắm tươi xuân nồng say
sol la do2 re2 fa2 sol2 sol2 la2 sol2 fa2 re2 do2 fa2
ĐK
Ai xuôi ngược trên khắp nẻo đường quê hương
re2 re2 do2 si do2 re2 fa2 sol si do2
nhớ quay về vui đón mùa xuân yêu thương
la la sol fa sol la fa sol sol sol
lòng dạt dào hồn xuân nao nao
la sol la do2 re2 re2 re2
thật tuyệt vời mùa xuân thanh cao
re2 do2 re2 fa2 sol2 sol2 sol2
ta chúc nhau những gì đẹp nhất lòng nhau.
mi2 sol2 mi2 re2 do2 re2 sol2 re2 fa2
Đôi uyên ương sánh vai nhịp nhàng thắm duyên
do2 do2 do2 re2 do2 la do2 re2 fa2 do2
Dưới nắng xuân trong bướm hoa đang tỏ tình
la2 la2 sol2 sol2 la2 sol2 fa2 re2 fa2 do2
Còn mùa xuân đem vui đất trời
fa Sol la do2 re2 fa2 fa
Còn nụ cười nở trên môi
sol la do2 re2 fa2 sol2
Nhân thế ơi mong đợi xuân
sol2 la2 sol2 fa2 re2 do2 fa2
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều cơ sở sản xuất và bán các loại đàn tranh với mức giá khác nhau và đa dạng kiểu dáng. Khách hàng thì phân vân không biết nên chọn thương hiệu nào uy tín và chất lượng để tin tưởng. Đàn Hương với bề dày lịch sử, xuất thân từ làng nghề làm đàn nổi tiếng Đào Xá chuyên cung cấp các loại nhạc cụ truyền thống như bầu, nguyệt, tranh, nhị, tỳ bà... Đến với Nhạc cụ Đàn Hương, khách hàng có cơ hội được nhận những khuyến mại ưu đãi chưa từng có như bảo hành nếu có lỗi trực tiếp từ nhà sản xuất, được tặng sách học đàn tranh giá trị lên đến 200.000đ, bộ móng gảy 60.000đ. Nếu bạn ở xa dù là ngoại thành Hà Nội hay tận cùng của tổ quốc, thì bạn vẫn có thể mua đàn trực tiếp bên tại Nhạc cụ Đàn Hương bằng cách đặt mua hàng trực tuyến hay gọi điện trực tiếp đến hotline 088.609.4297 để được tư vẫn miễn phí và hướng dẫn đặt mua hàng. Nhạc cụ Đàn Hương cung cấp dịch vụ chuyển đàn trực tiếp đến tay khách hàng, nhận hàng mở hàng kiểm tra hình thức cũng như chất lượng âm thanh mới thanh toán, giống như việc bạn đến trực tiếp cơ sở để thử đàn vậy. Nếu có bất kỳ vấn đề gì về cây đàn như hỏng hóc, vỡ, nứt trong quá trình vận chuyển bạn hoàn toàn có thể trả hàng lại không nhận và thông báo trực tiếp cho Nhạc cụ Đàn Hương để được hỗ trợ đổi trả cây đàn khác chất lượng hơn.
Địa chỉ liên hệ:
Số 55, ngõ 119, đường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Hotline: 088.609.4297( Mrs. Hương)
Bình luận